Ăn dặm là bước ngoặt quan trong cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chị em có rất nhiều lo lắng, băn khoăn và mắc cũng không ít sai lầm.
Để giúp các mẹ chăm sóc và nuôi con tốt nhất, Thạc sĩ Hoàng Hoa sẽ giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất khi cho bé ăn dặm.
1. Hỏi:
Con em hiện được 4,5 tháng tuổi, cân nặng 7.8kg. Em thấy có người khuyên nên cho ăn dặm nhưng có người lại nói 6 tháng mới ‘đúng chuẩn’. Em phân vân không biết thế nào, cho bé ăn thì lo sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà không cho ăn lại sợ con thiếu chất sẽ bị còi. Xin hỏi bác sĩ tư vấn giúp em.
Câu hỏi của độc giả thuynguyen…@…
Trả lời:
Ăm dặm – bữa ăn đầu đời của bé – quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn giúp định hướng cảm nhận ẩm thực, thói quen ăn uống khi trưởng thành.
4-6 tháng tuổi là thời điểm nhiều bé sẵn sàng cho việc ăn dặm. Dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, chỉ cần thấy bé có các dấu hiệu như: Sau khi bú no, bé vẫn khóc và đòi bú tiếp; liên tục gặm ngón tay và cho bất kỳ thứ gì vào miệng; bé thích thú khi nhìn thấy người khác ăn… là bạn có thể cho bé ăn dặm.
2. Hỏi:
Em bắt đầu tập ăn dặm cho bé Tula nhà em được 1 tuần nay. Xin hỏi bác sĩ có nên nêm mắm, muối vào bột ăn dặm của bé không?
Câu hỏi của độc giả hanhhp…@…
Trả lời:
Không cần thiết phải nêm mắm, muối và đồ ăn của bé đang tập ăn dặm vì lượng muối có trong thực phẩm tự nhiên đã đủ cho nhu cầu của trẻ.
Nếu đồ ăn có quá nhiều muối, thận của bé sẽ phải làm việc nhiều hơn gây hư tổn. Ngoài ra, dư thừa muối sẽ khiến trẻ khát nước, biếng ăn, mệt mỏi và nguy cơ cao huyết áp sau này…
Một số bé rất nhạy cảm với mùi vị. Nếu nêm gia vị vào bột ăn dặm, bé có thể không thích và từ chối món ăn ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên.
3. Hỏi:
Bé nhà em được 5,5 tháng tuổi. Xin hỏi bác sĩ, bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Câu hỏi của độc giả anhsangsao…@…
Trả lời:
Mỗi độ tuổi bé cần một lượng thực phẩm khác nhau.
- Trẻ 4-6 tháng: Lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa, mỗi bữa vài thìa (tăng dần) và cho bú thêm ngay sau khi ăn. Đến khoảng 5,5-6 tháng, có thể tăng thêm 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng nửa bát. Các cữ sữa vẫn phải duy trì đủ theo yêu cầu của bé.
- Từ 6-9 tháng: Ăn bột 2 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 1/2-2/3 bát với đủ 4 nhóm thực phẩm. Vẫn cho bú sữa nhiều lần, bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.
- Từ 9-12 tháng: Ăn bột, cháo đặc 2-3 bữa mỗi ngày với khoảng 2/3 bát mỗi bữa. Ǎn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như pho mát, bánh flan, rau câu… Sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hằng ngày của bé.
Nói chung, lượng ăn của mỗi bé khác nhau tùy theo khả năng tiêu hóa, hấp thu. Có trẻ ăn nhiều hơn bú, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn. Vì vậy, bạn cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt.
4. Hỏi:
Khi nấu bột ăn dặm cho con gái (6 tháng tuổi) mẹ chồng em khuyên nên lấy lòng đỏ trứng cho thêm vào bột để tăng hàm lượng dinh dưỡng nhưng em được biết trứng thuộc top thực phẩm ‘cấm kỵ’ với bé dưới 1 tuổi. Xin hỏi bác sĩ thực hư chuyện này thế nào?
Câu hỏi của độc giả thanhbinh…@…
Trả lời:
Một số bé dễ dị ứng với trứng nên có thể nổi mẩn đỏ khắp người, do đó, bé 5-6 tháng tuổi không được khuyến khích ăn trứng. Nếu cho ăn, giai đoạn 5 – 6 tháng chỉ 1 thìa con/ bữa, mang tính chất ăn thăm dò
No Comment to " Những câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm "