Latest Posts

Trẻ em có thể đọc được suy nghĩ từ rất sớm

- Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013 No Comments


Kết quả của cuộc nghiên cứu trẻ em trên toàn thế giới, từ vùng nông thôn Trung Quốc đến những hòn đảo Fiji xa xôi được công bố ngày 29/1 trên tạp chí chuyên đề xã hội thượng lưu cho thấy trẻ em có khả năng đoán biết suy nghĩ người đối diện sớm hơn ta tưởng.
Em bé mới biết đi có thể đoán được những gì người khác đang nghĩ.
Em bé mới biết đi có thể đoán được những gì người khác đang nghĩ.
H. Clark Barrett, nhà nhân chủng học tại Đại học California, Los Angeles cho biết: “Phát hiện này tạo nên sự khác biệt giữa loài người với tinh tinh - họ hàng gần nhất của chúng ta. Nghiên cứu sử dụng dạng bài kiểm tra “nhận định sai”, một trong số ít những việc trẻ nhỏ có thể mà tinh tinh không làm được".
Barrett cho rằng: “Loài người rất giỏi đoán biết trạng trại thái tinh thần như cảm xúc, mong muốn và trong trường hợp này là kiến thức của người khác. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải văn hóa và hiểu biết xã hội”.
Trong bài kiểm tra “nhận định sai” của nghiên cứu này, một chiếc kéo được dấu vào trong hộp, một người sẽ lấy và cho kéo vào túi áo. Sau đó người này đặt tay lên cằm, nhìn lên trần nhà và hỏi: “Không biết người dấu kéo sẽ tìm nó ở đâu nhỉ?”
Nghiên cứu được tiến hành với 91 em bé tại ba quốc gia Trung Quốc, Fiji và Ecuador với độ tuổi từ 19 tháng đến khoảng 5 tuổi. Các nhà khoa học sẽ ghi hình lại cả cuộc nghiên cứu để xem xét phản ứng của đứa trẻ với sự việc xảy ra.
Các em bé có xu hướng nhìn chăm chú vào chiếc hộp, cho thấy chúng đang hy vọng người dấu sẽ tìm chiếc kéo ở chỗ anh ta đã cất.
Từ đó các nhà khoa học kết luận trẻ em có những kết luận phức tạp về suy nghĩ của người khác, chúng phát triển khả năng đọc ý nghĩ sớm hơn chúng ta tưởng. Sự phát triển kì diệu này giống nhau ở các nền văn hóa khác nhau.

30 mẹo hay giúp thai nhi khỏe mạnh

- No Comments
Mẹ bầu cần ghi nhớ cách để em bé luôn khỏe mạnh ngay từ khi còn là "trứng nước".

Mẹ bầu tắm nắng cũng là một cách bổ sung canxi rất tốt cho bé. (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu tắm nắng cũng là một cách bổ sung canxi rất tốt cho bé. (Ảnh minh họa)
1. Không khí ngoài trời
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tắm nắng vào thời gian sáng sớm. Ánh nắng lúc này giúp cơ thể người mẹ hấp thụ magie để tăng cường sự phát triển các mô cơ cho thai nhi.
Bên cạnh đó ánh nắng mặt trời còn là liều thuốc tự nhiện để tổng hợp canxi và phốt pho, giúp bé có hệ răng và xương khoẻ mạnh.

2. Tư thế nằm
Khi nằm ngủ người mẹ nên quay về bên trái. Điều đó sẽ tăng cường lưu lượng máu cho thai nhi.
Nếu bạn nằm sắp sẽ gây áp lực quá nhiều cho em bé. Còn nằm ngửa có thể hạn chế lưu lượng máu đến tim khiến mẹ bầu chóng mặt.

3. Không nên nhịn tiểu
Việc nhịn tiểu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Thậm chí, trong trường hợp nặng, có thể dẫn tới sinh non.

4. Kem chống lão hóa.
Mẹ bầu cần thận trọng đối với việc sử dụng mỹ phẩm trong thời gian mang thai.
Trong một số sản phẩm có chứa một lượng nhỏ vitamin A hoặc hóa chất Retinol. Những thành phần này có liên quan đến nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh. Trước khi sử dụng mẹ bầu nên đọc kỹ nhãn mác để biết chắc sản phẩm mình đang dùng có chứa Retinol.

5. Chú ý đến các chuyển động của bé
Nếu em bé đột ngột ngừng dịch chuyển hoặc dịch chuyển ít/nhiều một cách bất thường. Mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi hoặc tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
6. Khám nha khoa
Kiểm tra răng miệng định kỳ là việc làm không thể trước và trong thời gian mang thai. Mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về nướu răng và có thể gây ảnh hưởng đến sinh non.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chị em thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng như lấy cao răng, đánh bóng răng có thể làm giảm nguy cơ này tới 84%. Do đó, hãy lên lịch gặp nha sĩ ngay mẹ bầu nhé!
7. Tránh dọn dẹp vệ sinh
Mẹ bầu cần tránh những công việc như dọn rác và cỏ dại trong vườn. Đất và những con mèo hoang có thể chứa toxoplasmosis - một ký sinh trùng có thể gây ra mù lòa và tổn thương não ở thai nhi.
Nếu không thể nhờ ai giúp, trước khi làm mẹ bầu nên đi găng tay dày, đeo khẩu trang.

8. Trò chuyện cùng con
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, bé đã nhận được những kích thích âm thanh thông qua giọng nói của bố mẹ. Việc trò chuyện cùng con hàng ngày sẽ giúp bé tăng cường chức năng thính giác, phát triển ngôn ngữ và hệ vận động.
Điều này còn ảnh hưởng đến sự tự tin của bé và thậm chí làm cho em bé ngủ tốt hơn trong những giai đoạn sau này.

9. Kinh nghiệm của người thân
Hãy hỏi mẹ, bà, cô dì trong nhà về khoảng thời gian mang thai trước đây của họ như thế nào. Họ không chỉ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu về việc chăm sóc thai kỳ mà còn chỉ ra những yếu tố di truyền liên quan đến khả năng sinh sản.
Nếu phụ nữ trong gia đình bạn có tiền sử bị tiền sản giật hoặc tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Do đó, nên cung cấp cho bác sĩ để họ quản lý thai kỳ của bạn kĩ lưỡng hơn.
10. Ăn dầu cá
Trong các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi... có chứa phần lớn axit béo omega 3,6. Đây là những dưỡng chất không chỉ quan trọng đối với sự phát triển trí não, khả năng thị giác của bé. Đồng thời còn có khả năng giảm nguy cơ sinh non.
30 mẹo giúp thai nhi khỏe mạnh - 2
Mẹ bầu nên ăn dầu cá 2 lần trong 1 tuần. (Ảnh minh họa)
11. Thực hiện xét nghiệm
Chị em nên cân nhắc việc làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Đây là một dạng nhiễm trùng phổ biến, trong đó, rơi vào mọt số trường hợp rất hiếm, có thể làm thai chết lưu hay tử vong ở trẻ sơ sinh.
12. Công việc an toàn
Mẹ bầu cần xem xét tính an toàn cũng như sự đảm bảo sức khỏe cho thai phụ đối với công việc, môi trường lao động của mình. Nếu như công việc bạn đang làm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, người sử dụng lao động sẽ phải giảm thiểu các mối nguy hiểm, hoặc điều động bạn sang làm công việc khác phù hợp.
13. Dùng nước tắm ở nhiệt độ thích hợp.
Mẹ bầu không nên ngâm mình trong bồn nước quá nóng. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra nhiệt độ cao và hơi nước nóng có thể khiến thai phụ  toát mồ hôi, chóng mặt hoặc da mẩn đỏ.
14. Bổ sung axit folic
Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và hiện tượng trẻ nhẹ cân.
30 mẹo giúp thai nhi khỏe mạnh - 3
Mẹ bầu nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian mang bầu.(Ảnh minh họa)
Bé sinh ra nhẹ cân dễ bị bệnh tiểu đường và các vấn đề hô hấp. Do đó, việc bổ sung hàng ngày 400mcg axit folic từ lúc thụ thai cho tới tuần 12 cùng chế độ ăn giàu folate (bao gồm rau xanh, bánh mì và ngũ cốc dành cho bữa ăn sáng) trong suốt thời kỳ mang thai là hoàn toàn cần thiết với mẹ bầu.
15. Ăn đúng cách
Lượng calo mẹ bầu cần trong giai đoạn này chỉ cần tăng 15% so với bình thường (khoảng 200-300 calo mỗi ngày.
Ngoài ra việc bổ sung hỗn hợp các vitamin và khoáng chất là việc thiết yếu trong giai đoạn này.
Mẹ bầu không nên lầm tưởng rằng mang thai nghĩa là mình phải ăn nhiều hơn, điều quan trọng là ăn đủ các chất.

16. Thắt dây an toàn
Đây là việc làm nhất thiết phải làm khi mẹ bầu đi xe ô tô . Vị trí dây đeo thích hợp có thể ở bên dưới bụng, trên đùi, chứ không phải trên bụng, nơi mà áp lực có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu tai nạn xảy ra.

17.  Rèn luyện sức khỏe
Mẹ bầu nên có chế độ luyện tập nhẹ nhàng, thích hợp trong thời kỳ mang thai. Khi hoạt động lưu thông máu sẽ ở mức cao nhất, giúp cơ thể của em bé tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Ngoài ra khi cơ thể người mẹ hoạt động sẽ thúc đẩy các cơ quan chức năng của bé cũng được kích thích để phát triển tốt nhất.
18. Men sống
Sử dụng hàng ngày các chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột như sữa chua hoặc sữa chua bổ sung Probiotic. Chúng không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh chậm phát triển cho bé sau này.
19. Suy nghĩ tích cực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà mẹ tương lai có cách nhìn tươi sáng thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh, tính cách cũng mạnh mẽ hơn con của những bà mẹ bi quan.
Nếu ngày hôm nay của bạn thật tồi tệ, hãy cố gắng để thư giãn với việc massage hoặc đơn giản chỉ là hít thở sâu.

20. Thực phẩm giàu sắt
Rau xanh, thịt đỏ, trứng, trái cây khô và lúa mì là những thực phẩm giàu sắt. Đây là vi chất cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển tế bào ở thai nhi.
Mẹo nhỏ: rửa sạch thực phẩm giàu chất sắt sau đó tráng qua với nước cam. Vitamin C  giúp tăng cường sự hấp thụ sắt gấp 4 lần.

21. Dừng uống rượu
Các bác sĩ đã khuyến cáo mẹ bầu không nên uống nhiều hơn 1 hoặc 2 ly rượu một tuần. Bên cạnh đó những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng uống rượu dù ở mức an toàn cũng có thể làm trẻ có chỉ số IQ thấp hơn và rối loạn về hành vi.
30 mẹo giúp thai nhi khỏe mạnh - 4
Tốt nhất khi mang thai mẹ bầu không nên uống rượu.
22. Hãy thận trọng với đậu phộng
Các nghiên cứu đã gợi ý rằng nếu bạn, chồng bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình bạn có tiền sử bị chàm, hen suyễn hoặc dị ứng với đậu phộng và các sản phẩm có đậu phộng thì trong thời kỳ mang thai bạn cũng nên tránh xa vì nó có thể gây dị ứng cho em bé.
Tất cả các loại hạt ngũ cốc khác đều an toàn và một nguồn cung cấp protein rất tốt cho mẹ bầu.

23. Tránh xa những người hút thuốc
Hút thuốc thụ động trong khi mang thai đồng nghĩa với việc bạn đã hít vào hơn 4.000 hóa chất khác nhau. Chúng có thể gây ung thư, tử vong ở trẻ và làm trẻ sinh ra nhẹ cân.
Hãy vận động ông xã cai thuốc lá. Đồng thời mẹ bầu cần tránh xa khói thuốc lá bằng mọi cách có thể.
30 mẹo giúp thai nhi khỏe mạnh - 5
Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi và các vấn đề sinh non cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
24. Uống nhiều nước
Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước/ ngày. Có thể chị em ngại phải đi vệ sinh nhiều nhưng thực tế, bạn cần uống nhiều nước để  bổ sung vào lượng nước ối cho thai nhi cũng như tăng  lượng máu cho mẹ bầu. Điều này nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng được bơm qua nhau thai cho em bé.
25. Thành thật về sức khỏe, thói quen sống
Có thể bạn không muốn thừa nhận trước đây mình đã hút 40 điều thuốc/ ngày hoặc từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bác sĩ của bạn cần biết sự thật để kiểm soát thai kỳ của bạn tốt hơn.
26. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc
Một nghiên cứu đưa ra con số có 39% các bà mẹ sử dụng thuốc không có chỉ định trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong 1 số trường hợp đã có hiện tượng  thai chết lưu, sẩy thai hoặc những bất thường của thai nhi.
Luôn luôn hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc thông thường hoặc bổ sung nào.
27. Thực phẩm có chứa vitamin E
Vitamin E có trong các loại hạt, rau lá xanh và các loại dầu thực vật. Các nhà khoa học cho rằng vitamin E giúp thai nhị hạn chế bệnh hen suyễn, chàm và các dị ứng khác.
28. Hạn chế sử dụng caffein
Mẹ bầu dùng caffein có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai và sinh thiếu cân. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm khuyến cáo mức sử dụng tối đa caffein là 300mg/ngày (tương đương với 4 tách cà phê hòa tan, cà phê lọc hoặc 6 tách trà).
29. Bổ sung vitamin trước khi sinh
Không phải người phụ nữ nào cũng có một chế độ ăn uống khoa học. Có 40% phụ nữ có chế độ ăn không lành mạnh trước khi mang thai, đồng nghĩa với việc họ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết khi thụ thai.
Để tối đa hóa sự hấp thụ của cơ thể, chị em cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin tổng hợp và khoáng chất. Lưu ý nên uống sau bữa ăn.
30. Giữ liên lạc thường xuyên
Mẹ bầu cần lập danh sách các y bác sĩ chuyên khoa, bao gồm thông tin cơ bản và số điện thoại liên hệ để sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra luôn giữ liên lạc với người thân để yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết.

Trẻ làm quen với tiếng mẹ đẻ trước khi lọt lòng

- No Comments
Trước đây, các nhà nghiên cứu đều nhất trí với quan điểm rằng trẻ sơ sinh bắt đầu học một phần nhỏ của ngôn ngữ, nguyên âm và phụ âm sau khi được sinh ra. Tuy nhiên, nghiên cứu của giáo sư Moon đã cho thấy một điều ngược lại.

Để thực hiện nghiên cứu, Moon đã thí nghiệm trên 80 trẻ sơ sinh từ 7 đến 75 giờ tuổi đang được chăm sóc tại bệnh viện ở 2 nơi khác nhau gồm: Trung tâm y tế quân đội Madigan ở Tacoma, Washington, Hoa Kỳ (40 trẻ) và bệnh viện nhi Astrid Lindgren tại Stockholm, Thụy Điển (40 trẻ). Các bé được cho nghe những nguyên âm thuộc 2 thứ tiếng Thụy Điển và tiếng Anh. Nhóm nghiên cứu sẽ giám sát số lần các bé nghe được nguyên âm bằng cách cho các bé bú một chiếc ti giả được kết nối với máy tính.

Patricia Kuhl, một thành viên thuộc hội đồng Nobel kiêm đồng tác giả nghiên cứu cho biết nhóm đã sử dụng 2 bộ nguyên âm - 17 nguyên âm thuộc ngôn ngữ bản địa và 17 nguyên âm thuộc ngôn ngữ nước ngoài để kiểm tra sự thích thú của các bé đối với các nguyên âm dựa trên thời gian và số lần các bé bú ti giả. Tại mỗi nơi, một nửa trong số các trẻ sơ sinh sẽ được cho nghe các nguyên âm thuộc tiếng mẹ đẻ và nửa còn lại được cho nghe các nguyên âm thuộc một thứ tiếng nước ngoài. "Mỗi lần bé bú vào ti giả sẽ tương ứng cho một nguyên âm đến khi bé ngưng bú, và khi bé bắt đầu bú trở lại sẽ tương ứng cho một nguyên âm tiếp theo," Kuhl nói.

Qua quá trình theo dõi đồng thời ở 2 quốc gia, các bé được cho nghe các nguyên âm tiếng nước ngoài bú nhiều hơn so với những bé được cho nghe các nguyên âm tiếng mẹ đẻ, bất kể những trải nghiệm sau sinh về ngoại ngữ mà các bé có được. Điều này cho thấy trẻ sơ sinh đã bắt đầu học những nguyên âm ngay từ trong tử cung và hành động bú nhiều hơn chứng tỏ các bé đã sẵn sàng cho những điều mới mẻ ngay sau vài giờ được sinh ra.

Kuhl cho biết: "Những sinh linh bé bỏng này đã được lắng nghe âm thanh của mẹ khi còn nằm trong bụng, đặc biệt là trong 10 tuần trước khi sinh. Người mẹ đã có những tác động đầu tiên đến não trẻ và khi được sinh ra, trẻ đã sẵn sàng để tiếp thu."

 
moonpicmed.jpg
Giáo sư Christine Moon.

Trong khi những nghiên cứu trước đây thường tập trung vào hành động học hỏi trước khi sinh của trẻ về các câu hoặc nhóm từ thì nghiên cứu của Moon lần đầu tiên cho thấy việc học tập những phần nhỏ của tiếng nói không đơn thuần được nhận biết bởi các âm điệu, nhịp điệu và độ lớn của âm thanh.

Sở dĩ các nguyên âm được chọn cho công tác nghiên cứu bởi chúng nổi bật, và các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể gây được chú ý trong tiếng nói của người mẹ, khiến trẻ có thể cảm nhận được dù đang sinh trường trong dạ con. Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sơ sinh có khả năng học và ghi nhớ các âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ trong 10 tuần cuối cùng của chu kỳ thai nghén.

"Đây là một phát hiện vô cùng thú vị," Kuhl nói. "Chúng tôi từng nghĩ rằng trẻ em bắt đầu học khi sinh ra nhưng giờ đây, chúng tôi đã biết được trẻ em bắt đầu học thậm chí còn sớm hơn nhiều. Các bé đã có kinh nghiệm trong việc lắng nghe và tiếp thu từ trước khi chào đời."

Giáo sư Hugo Lagercrantz đến từ học viện Karolinska Thụy Điển đồng thời là một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: đã từng có giả thuyết cho rằng trẻ sơ sinh như "tờ giấy trắng" khi mới lọt lòng. Mặc dù đã có bằng chứng cho thấy dường như trẻ sơ sinh hòa hợp rất nhanh với những âm thanh của ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng việc hành động này xảy ra trước khi sinh thật sự làm ông ngạc nhiên. Ông nói: "Những nghiên cứu trước đây cho thấy thai nhi dường như có thể nhớ được các giao điệu âm nhạc. Nhưng với nghiên cứu trên, thai nhi dường như còn có thể học được một phần ngôn ngữ."

Tác hại việc lạm dụng thuốc biếng anh cho trẻ

- No Comments
Quá mệt mỏi vì ngày nào cũng phải chạy ‘đầu đường, cuối ngách’ đút từng thìa cơm cho con, được đồng nghiệp mách mua một loại thảo dược giúp trẻ ăn ngon và ngủ khỏe, chị Hạnh Hoa (Linh Đàm, Hà Nội) ‘lùng’ mua cho con dùng thử. Uống thảo dược đôi ba tuần, bé ăn uống ngon miệng hơn hẳn. Nhìn bát cơm của con sạch trơn mà chị ứa nước mắt vì hạnh phúc! Nhưng ngặt nỗi, cứ ngưng sử dụng thuốc là bé lại ‘chứng nào tật ấy’ biếng ăn như cũ.

Chung hoàn cảnh với chị Hạnh Hoa, vợ chồng anh Nguyễn T.N (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, con biếng ăn nên vợ chồng anh rất lo. Đưa con đi khám một bác sĩ nhi và được kê thuốc Peritol để kích thích ăn uống. “Nghe lời bác sĩ, tôi mua cho con dùng. Sau khi dùng thuốc thấy con ăn ngon và mập mạp thấy rõ, da dẻ hồng hào nên rất mừng. Những hễ ngưng thuốc là bé biếng ăn trở lại”, vợ anh T.N nói.


Khi trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ thường lo lắng và mua thuốc cho trẻ uống. (Ảnh minh họa).

Việc dùng thuốc để kích thích trẻ ăn lâu nay vẫn được nhiều phụ huynh sử dụng. Điều đáng quan tâm là, chỉ một số ít phụ huynh nghe quảng cáo hoặc bạn bè mách bảo tự ý mua thuốc còn lại là được chính bác sĩ kê toa. Do là thuốc được bác sĩ kê toa và bán nên các bậc phụ huynh cứ tin tưởng cho con sử dụng trong một thời gian dài mà không hề nghĩ tới tác hại của nó.

Những loại thuốc đang có mặt trên thị trường để chữa bệnh biếng ăn như Biobaby, Biovita, Kiddy, Neopeptien, Lyvisit, Neopeptine,... chỉ có tác dụng với những trường hợp trẻ bị thiếu một số chất và cần được bổ sung. Ví dụ trẻ biếng ăn do thiếu đạm thì các thuốc chứa lysin sẽ chữa được biếng ăn. Còn trẻ biếng ăn do bệnh tật gây rối loạn tiêu hóa, lên men đường ruột thì uống những loại thuốc chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột mới có tác dụng. Nếu trẻ thiếu các vitamin mà được bổ sung các vitamin cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngược lại, trẻ biếng ăn không do thiếu chất mà lại cho uống những loại thuốc này hoặc đúng là trẻ thiếu chất nhưng lại bổ sung không đúng sẽ làm thuốc tích trữ trong cơ thể gây ngộ độc về chuyển hóa.

Bài viết liên quan :

Tuyệt chiêu dành cho bé lười ăn

Những vi chất cần thiết cho sự phát triển của bé

 


Tuyệt chiêu dành cho bé lười ăn

- 1 Comment
Từ trên xe ô tô, bé Mai đã reo lên vui mừng “ Mẹ ơi, em Bin kìa”, nhìn theo tay con gái, tôi thấy một đám trẻ đang chơi bắn bi, có một cậu bé rất giống cu Bin nhưng tôi không dám chắc vì cu Bin gầy gò, hay ốm lắm nên giờ này em gái tôi không để cu Bin ra ngoài trời khi còn đang nắng như thế này đâu. Nhưng đúng là cu Bin thật, tôi hôn âu yếm và nói: “Mấy tháng không gặp mà cu Bin nhà bác khác quá, mẹ Nga chăm con khéo ghê cơ.”

Em gái tôi đi từ dưới bếp lên, cười tươi :“ Chị mới về ạ! khéo gì cơ chứ, chị biết rồi đấy, trước đây cu Bin hay ốm lắm, một tháng ít nhất một lần, thay đổi thời tiết một tí là hắt hơi, sổ mũi ngay . Lại còn lười ăn nữa, em thay đổi đủ loại sữa cho con, rồi các loại thức ăn trứng, cá, thịt…mà nó cứ ngậm không chịu nuốt, mỗi bữa ăn mất cả tiếng đồng hồ. Ai đời 2 tuổi mà được có 10 cân, chồng em suốt ngày kêu là không biết chăm con, vì thế nên vợ chồng lục đục suốt. Thế mà giờ chị nhìn  cu Bin khác không?”.
Chẳng để tôi kịp trả lời, em gái tôi vẫn cao hứng kể tiếp: “Em phải tìm tòi, hỏi thăm kinh nghiệm chăm con của các mẹ cùng cơ quan thì mới biết tới tpcn BoniKiddy của Canada đấy.  BoniKiddy thành phần toàn chất bổ dưỡng từ thiên nhiên như bột sữa non, sữa ong chúa, hoa cúc tây và vitamin C, cung cấp kháng thể, làm tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, dành riêng cho bé biếng ăn, hay bị viêm đường hô hấp mà lại không có tác dụng phụ nhé. Em cho cu Bin dùng được 6 tháng rồi, trộm vía bé ăn ngon miệng hơn hẳn, trước đây mỗi bữa ăn kéo dài 1 tiếng đồng hồ, mà giờ chỉ khoảng 15, 20 phút thôi. Tháng nào cũng tăng đều đặn khoảng 8-9 lạng, từ 10 cân tăng lên 15 cân lại ít ốm hẳn, từ khi dùng BoniKiddy cu Bin mới ho có 1 lần nhưng 2 hôm là khỏi,  chẳng như dạo trước ốm lay ốm lắt cả tuần. Chồng em giờ chẳng dám chê em vụng chăm con nữa rồi.”.
Tôi băn khoăn: “ Bé Mai cũng đang lười ăn lắm, không biết dùng BoniKiddy thì thế nào ?”.
Em cười : “ Không dùng thì sao biết được hả chị, trước khi cho bé ăn độ 10-15 phút, chị hòa bột BoniKiddy vào nước cho bé uống. BoniKiddy rất thơm ngon sẽ tạo cảm giác ngon miệng, làm bé ăn được nhiều hơn. Mấy chị ở công ty em dùng nhiều thuốc cho con lắm rồi mà không hiệu quả chỉ tới khi dùng BoniKiddy thì con mới chịu ăn, có bé còn tăng được 1 cân trong 1 tháng cơ đấy. ”.
“ Chiều nay về chị phải mua ngay cho bé Mai thôi”. 
   Niềm vui như rạo rực trong lòng vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không phải lo lắng về sức khỏe của bé Mai nữa. Cảm ơn BoniKiddy nhé.

Những vi chất cần thiết cho sự phát triển của bé

- No Comments

Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, giúp sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, giúp làn da mềm mại và khỏe mạnh. Vitamin C là một chất chống oxy hóa tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể. 

Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành collagen, kích thích sự hấp thu sắt bởi ruột non. Vitamin D và canxi có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển xương và răng. Thiếu vitamin D và canxi sẽ dẫn đến chậm mọc răng, ngủ không yên giấc, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi trộm nhất là ở phần đầu, tóc rụng thành một vành sau gáy. Vitamin B có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tạo máu và tính toàn vẹn của hệ thần kinh.

Kẽm là thành phần của hơn 300 enzym tham gia các hoạt động của cơ thể như tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, giúp hệ thống miễn dịch được tốt hơn, phòng chống các bệnh lý nhất là khi thời tiết thay đổi.
Những trẻ biếng ăn là đối tượng có nguy cơ cao về thiếu hụt vi chất

Các vi chất thường có trong thực phẩm hàng ngày như: thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả, dầu động vật, thực vật; tinh bột... Tuy nhiên, đối với một chế độ ăn hiện nay của đại bộ phận dân số thì vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu về lượng vi chất mà cơ thể cần hằng ngày, đặc biệt, đối với những trẻ biếng ăn thì sự thiếu hụt này biểu hiện càng rõ rệt. Những trẻ biếng ăn thường xuyên sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, cản trở đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hay thờ ơ với việc ăn uống như: Trẻ bị ho, viêm họng gây nên hiện tượng nuốt đau, trẻ khó ăn; trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày, thường xuyên bị ói dẫn đến việc sợ ăn; trẻ quá hiếu động, mải chơi mà quên ăn.
Các nguyên nhân này thường dễ dàng được phát hiện và khắc phục. Tuy nhiên, đa số trẻ biếng ăn do một nguyên nhân khác mà các bậc cha mẹ thường khó phát hiện ra đó là sự thiếu hụt lớn về lượng kẽm trong huyết thanh. Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng này chiếm đến 50% nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Việc trẻ biếng ăn do thiếu kẽm vô hình chung lại khiến trẻ đồng thời thiếu hụt các nguyên tố vi lượng khác tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến các bậc cha mẹ và những người chăm trẻ đau đầu.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết: “Những trẻ thiếu kẽm thường bị rối loạn vị giác, đồng thời làm suy thoái quá trình phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ, trẻ thiếu kẽm thường bị tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành, sụt cân, thiếu máu, chậm lành vết thương và kém minh mẫn”.
Liệu pháp an toàn trong bổ sung kẽm cho trẻ

Việc bổ sung kẽm kịp thời là yếu tố quan trọng giúp trẻ giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công công nghệ Bioenrich- công nghệ làm giàu khoáng chất, giúp tăng hàng nghìn lần hàm lượng khoáng vi lượng như kẽm,… trong mầm các loại đỗ. Khi hạt đỗ xanh chuyển từ trạng thái hạt (ngủ) sang trạng thái nảy mầm (hoạt động), một loại emzyme đặc biệt được cung cấp kịp thời giúp cho hạt đậu xanh có thể hấp thu và chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất và vi lượng kẽm vô cơ sang kẽm có cấu trúc hữu cơ tự nhiên, được gọi là Yekinu Zinc. Kẽm hữu cơ được hệ tiêu hóa người hấp thu gần như hoàn toàn tới 90% khi sử dụng (trong khi kẽm tổng hợp chỉ được hấp thu tối đa đến 27%), đặc biệt không để lại lượng dư thừa trong cơ thể, không gây kích ứng niêm mạc và bao tử, và không gây buồn nôn như dạng khoáng vô cơ hoặc khoáng tổng hợp. Đây là một thành tựu khoa học đáng ghi nhận giúp con người chủ động hơn trong việc bổ sung các vi lượng tự nhiên cần thiết mà chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ.

Bát, đĩa ăn nhỏ có thể giúp trẻ tránh bệnh béo phì

- Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013 1 Comment
Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Jennifer Fisher và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên 42 trẻ lớp một ở một trường tiểu học, trong đó, các em tự phục vụ bữa ăn trưa.

Bốn ngày đầu, các em được sử dụng bát, đĩa nhỏ của trẻ em và bốn ngày tiếp theo sử dụng bát, đĩa của người lớn với kích thước lớn gấp đôi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các em học sinh tự phục vụ bữa trưa hàng ngày "nạp" trung bình từ 300-500 calo gồm mỳ ống hoặc thịt gà, nhưng khi sử dụng bát, đĩa của người lớn, trẻ em lấy trung bình nhiều hơn 90 calo, và khi lấy nhiều hơn các em cũng ăn nhiều hơn. Ngoài ra, những trẻ em biếng ăn cũng có xu hướng ăn nhiều hơn.

Tiến sỹ Thomas Robinson, chuyên nghiên cứu bệnh béo phì ở trẻ em của Đại học tTng hợp Standford ở bang California, Mỹ, cho biết các kết quả nghiên cứu trên đã chứng thực kết luận trước đây rằng tác động của kích thước đĩa ăn đối với người lớn trong phòng thí nghiệm cũng được áp dụng với trẻ em.

Nghiên cứu này cho những kết luận sơ bộ rất quan trọng rằng việc sử dụng bát, đĩa nhỏ hơn có thể giúp giảm hấp thụ năng lượng của trẻ em. Đây là vấn đề đơn giản mà các bậc cha mẹ có thể dễ dàng thực hiện mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức.

Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu Hy Lạp lại cho kết quả tỷ lệ bị quá cân của trẻ em và thanh thiếu niên thường xuyên ăn trong ngày thấp hơn 22% so với những em ăn ít bữa và ít ăn các đồ ăn nhẹ.

Để so sánh mối quan hệ giữa chế độ ăn thường xuyên trong ngày và trọng lượng, các nhà nghiên cứu của Đại học tổng hợp Harokopio ở Athens, Hy Lạp đã tiến hành 11 nghiên cứu đối với 19.000 trẻ em và thanh thiếu niên.

Kết quả ban đầu cho thấy, thanh thiếu niên ăn nhiều bữa nhất, ít nhất 4 hoặc 5 lần/ngày, ít có khả năng bị quá cân hoặc béo phì. Nhưng khi nghiên cứu kỹ hơn, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ đó chỉ diễn ra ở các bé trai, ngoài ra không phải tất cả trẻ em sẽ giảm trọng lượng bằng cách ăn thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng vẫn khuyến cáo các trường học nên tổ chức các bữa ăn thường xuyên hơn và nhỏ hơn để phục vụ các em trong ngày. Còn ở gia đình, thay vì chỉ cho các con ăn 3 bữa chính trong ngày, cha mẹ có thể cho các em ăn nhiều bữa và nhiều đồ ăn nhẹ hơn cũng như cần chú ý đến chất lượng của các đồ ăn nhẹ.

Nghiên cứu thứ ba cũng được công bố trong tuần này tại Mỹ cho biết, các thanh thiếu niên dành nhiều thời gian xem TV thường nặng cân hơn các bạn cùng trang lứa. Nhưng thời gian chơi trò chơi trên video hoặc trên máy tính lại không liên quan đến trọng lượng của trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Mỹ, năm 2012, Mỹ có khoảng 17% trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì, một tỷ lệ cao gần gấp 3 lần kể từ năm 1980./.