Các triệu chứng trên nhiều khi kéo dài dai dẳng không khỏi khiến họ phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh như thế nào cho đúng cách và an toàn cho cả hai mẹ con?
BS. An Thị Kim Cúc, Nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường. Lúc này trọng lượng cơ thể tăng, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận cũng tăng nhanh nên quá trình hấp thu, phân bổ và chuyển hóa thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.
Vì vậy, khi sử dụng kháng sinh cho phụ nữ có thai cần lưu ý đến liều lượng đáp ứng nhu cầu điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh luôn phải có chỉ định của thầy thuốc sau khi đã xác định được bệnh lý cũng như vi khuẩn gây bệnh. Cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh. Thai phụ cần phải uống đúng liều lượng, đúng thời gian mà thầy thuốc chỉ định. Chỉ ngừng uống thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.
Nếu cần thiết phải dùng thuốc để chữa bệnh thì tốt nhất thai phụ cần đến bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn những thuốc được coi là an toàn đối với thai phụ và cho dùng liều thấp nhất có hiệu lực.
Khi cơ thể mắc bệnh và nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh để điều trị là điều cần thiết, nhưng với các bà mẹ mang thai thì việc dùng thuốc kháng sinh phải hết sức thận trọng. Những kháng sinh dưới đây cần tuyệt đối tránh dùng ở bà mẹ mang thai:
Nhóm Aminocrotoxit có thể gây điếc vĩnh viễn, nhóm Tetracyclin là một kháng sinh đường ruột gây hỏng men răng, nhóm Quinolon gây hỏng sụn. Ketoconazole là một kháng sinh chống nấm quen thuộc nhưng có thể gây độc cho thai nhi và gây ra dị tật dính ngón tay cho trẻ. Biseptol gây thiếu máu, hệ quả là mẹ bị thiếu máu và thai nhi thì thiếu dinh dưỡng để phát triển.
|
No Comment to " Bà bầu bị ốm có được uống kháng sinh? "